Trật Tự Công Cộng và Việc Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa: Việc Thực Thi Công ước UNESCO và Công Ước UNIDROIT ở Các Quốc Gia thuộc CIS
pages 63-77
ABSTRACT:

Bài báo đề cập đến những đặc điểm khác nhau trong việc thực hiện chính sách nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa, những nét riêng biệt của việc các quốc gia thành viên Khối Thịnh Vượng Chung Các Nhà Nước Độc Lập (CIS) tham gia vào các hiệp định pháp lý quốc tế (UNESCO, UNIDROIT), địa vị của di sản văn hóa bị di dời và hiện đang thuộc lãnh thổ của nước Nga hiện đại do Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Hai. Tác giả cho rằng quy định pháp luật quốc tế về địa vị của di sản văn hóa dựa trên sự tương tác và bổ trợ của các biện pháp pháp luật quốc gia và quốc tế, trong đó ưu tiên các biện pháp quốc tế. Vai trò chi phối của pháp luật quốc tế được thể hiện trong việc soạn thảo các tiêu chí phân loại di sản văn hóa thế giới để tách riêng ra khỏi phạm trù chung về các giá trị văn hóa, và trong việc thiết lập các định chế quốc tế đặc biệt để bảo hộ các di sản văn hóa đó. Vì vậy, bài báo này đưa ra các khuyến nghị để hài hòa pháp luật, ký kết các giao kèo quốc tế mới, thực hiện các chương trình mang tính giáo dục và bảo hộ về mặt pháp lý đối với các di sản văn hóa thế giới.

keywords

about the authors

Ihar Martynenka là Trưởng Bộ môn Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự của Trường Đại học Yanka Kupala State ở Grodno (Bê-la-rút), Phó Giáo sư, Thành viên Ủy ban Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ của Bê-la-rút (ICOMOS), và là giám đốc dự án quốc tế về hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế về bảo vệ các di tích lịch sử và di sản văn hóa của các nước CIS (các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập). Lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà ông quan tâm gồm: các vấn đề về bảo vệ di sản văn hóa và phân tích so sánh luật của các nước Châu Âu về bảo vệ di sản văn hóa. Ông có 24 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực pháp luật, trong đó có 14 năm công tác tại Văn phòng Công tố viên. Ông là tác giả của 210 bài báo khoa học trong đó có 6 cuốn sách xuất bản tại 12 quốc gia.

e-mail: martinenko@tut.by