Chính Sách Công và Lợi Ích Công trong Luật Pháp Quốc Tế và Luật Pháp EU
pages 117 - 147
ABSTRACT:

Trong khi luật dân sự hiểu các nguyên tắc của trật tự công cộng tạo nên các trụ cột của trật tự pháp luật và trật tự xã hội thì theo cách hiểu của thông luật (common-law) về thuật ngữ này, việc thiết lập một trật tự công cộng (chính sách công) bất biến lâu dài thuộc một phạm trù pháp lý rộng hơn nhiều. Về phương diện này, các phạm trù lợi ích công và chính sách công gần gũi nhau hơn nhiều so với cách hiểu trong hệ thống luật dân sự. Ngay cả như vậy thì chúng vẫn là những phạm trù riêng. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng đáng báo động là việc chứng minh là mình đúng bằng cách dựa vào lợi ích công và bằng cách hợp nhất lợi ích công với chính sách công (trật tự công) (thường do việc sử dụng sai thuật ngữ) vì nó dẫn đến việc mở rộng bảo vệ chính sách công và gia tăng áp dụng việc phản đối chính sách công, điều này thường mâu thuẫn với các lợi ích của cộng đồng quốc tế. Lợi ích công không phải là một thuật ngữ pháp lý không xác định được. Nó là một thuật ngữ trừu tượng mà chỉ có thể xác định được trên nền tảng các quy tắc pháp lý cụ thể (các quy định pháp luật, các chuẩn mực). Chủ thể của nó là những người tạo thành một giới được định nghĩa khá rộng nhưng thực chất là có thể xác định được và nó thường được thể hiện trong các quy tắc bắt buộc [tuyệt đối] (mà trong tư pháp quốc tế thường có đặc điểm của cái được gọi là các quy tắc bắt buộc tối quan trọng). Trái ngược với tác dụng tiêu cực của chính sách công, các quy tắc bắt buộc được dùng như các quy tắc tích cực. Tuy nhiên, chỉ trong các trường hợp ngoại lệ, người ta mới thấy rằng mối quan ngại về lợi ích công được cho là phổ biến đến mức có thể được coi là chính sách công và được các công cụ pháp lý phù hợp bảo vệ. Trái ngược với các quy tắc bắt buộc tối quan trọng [tuyệt đối], chính sách công không đòi hỏi phải xác định lợi ích công và chủ thể cụ thể hoặc công cụ của nó.

keywords

about the authors

Giáo sư Đại học, Cử nhân Luật, Thạc sĩ, Cử nhân Kinh tế/Cử nhân Y khoa, Tiến sĩ Danh dự, Luật sư được công nhận và hành nghề tại Pra-ha/CZE (Chi nhánh N.J./Mỹ), Thành viên Hợp danh Cao cấp của các Văn phòng Luật Bělohlávek, Bộ môn Luật, Khoa Kinh tế, Ostrava, CZE, Bộ môn Luật châu Âu và Quốc tế, Khoa Luật, trường Đại học Masaryk, Brno, CZE (thỉnh giảng), Chủ tịch Ủy ban Trọng tài ICC Ủy ban Quốc gia CZE, Trọng tài viên tại Pra-ha, Vienna, Kiev v.v. Thành viên ASA, DIS, Hội Trọng tài Áo. Phó Chủ tịch thứ Nhất của WJA – Hội Luật gia Thế giới, Washington D.C./Mỹ.